Trang chủ > Phim mới

B4971. Indochine - Đông Dương 2D25G (DTS-HD MA 5.1)

Mã phim: B4971
Đạo diễn: Régis Wargnier
Diễn viên: Catherine Deneuve, Vincent Perez, Linh Dan Pham
Kịch bản:
Size: 25 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English - Vietnamese

IMDb : 7.1/10


Indochine (1992): Bộ phim chân thực về một Đông Dương đã chết

 

Gần cuối phim, nhân vật Camille, con gái nuôi của Éliane Devries nói với bà ấy rằng: “Không còn Đông Dương nữa rồi”. Lúc đó, tôi chợt nhận ra lý do thật sự mình ngồi đây, coi bộ phim này, là để tìm lại hình ảnh về một Đông Dương dưới góc nhìn chân thực nhất. 

 

 


Bộ phim lấy tựa đề Đông Dương, định danh một khu vực địa lý lẫn lịch sử không riêng gì của Việt Nam. Nhưng xuyên suốt bộ phim chỉ có hình ảnh Việt Nam ngự trị ở đó. Điều này khiến tôi đặt ra một câu hỏi bâng quơ, phải chăng Việt Nam chính là “trái tim của Đông Dương”?

Éliane Devries – người kể chuyện, và là người phụ nữ tuyệt vời mà tôi cảm phục, đã mở đầu dòng hồi tưởng của bà ấy: “Có lẽ tuổi trẻ là vậy, tin vào một thế giới không thể tách rời: đàn ông và đàn bà, núi và đồng bằng, con người và thánh thần, Đông Dương và nước Pháp.” Tôi xem đây là lời thoại mấu chốt, và lấy đó làm tâm thế suy tư về ý nghĩa của bộ phim.

Đông Dương

 

Khai thác đề tài tình yêu trong chiến tranh, Indochine phản ánh mối quan hệ yêu đương vô tình và trớ trêu khi người mẹ Éliane và cô con gái nuôi người Việt Camille đều phải lòng sĩ quan Jean-Baptiste (Vincent Perez thủ vai). Người mẹ, Éliane (Catherine Deneuve thủ vai) đã chọn cách chôn vùi tình cảm của mình. Còn Camille (Phạm Linh Đan thủ) lại táo bạo từ bỏ cuộc hôn nhân quyền quý bị sắp đặt để lên đường, chạy theo tiếng gọi con tim.

Nhưng Indochine không đơn thuần là câu chuyện ái tình mà thông qua đó, phim mở ra góc nhìn rộng hơn về con người và mảnh đất Đông Dương. Đó là phẩm chất kiên cường của người Đông Dương; Đông Dương đẹp đẽ một cách tàn nhẫn; Đông Dương là nơi hội ngộ đa chiều kích giữa người Á Đông và châu Âu. Và, Đông Dương – dù thế nào – vẫn xứng đáng với cái tên của nó.

Đông Dương

Lấy bối cảnh Việt Nam thời Pháp thuộc, Indochine phản ánh sự giao thoa giữa văn hóa Pháp-Việt ở nhiều phương diện. Màu sắc độc đáo ấy được chuyển tải qua từng thước phim vô cùng sống động. Tôi thích thú khi thấy lại vẻ đẹp Việt Nam một thời, và ngưỡng mộ Pháp – một nền văn hóa trung tâm.

Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm còn dai dẳng. Nó để lại bài học nhận thức không thể quên cho người Pháp, người Việt và cả thế giới. Nhưng chúng ta không thể mãi đổ lỗi cho quá khứ, cho một giai cấp, một chủ nghĩa, một chính phủ nào,… mà hãy tha thứ, cởi mở và sống tốt đẹp hơn.

Nỗi đau bị đô hộ buộc người Việt phải đứng lên giải phóng. Nhưng điều đó không nói rằng, người Pháp sống trên đất Việt vui vẻ và dửng dưng. Nhiều người trong số họ tự nhận mình là “bóng ma của châu Âu”, và Jean-Baptiste có thể đã bị bóp nghẹt tinh thần nếu không có tình yêu của Éliane và Camille. Nhưng kết cục, đâu ai trong số họ – dù chọn đứng bên này hay bên kia – mà thoát khỏi “số phận” chiến tranh.

Đông Dương

Cái chết của Jean-Baptiste nhưng một “câu hỏi mở” không lời đáp. Camille né tránh tất cả sau 5 năm bị cầm tù và chọn cách đi theo lý tưởng cá nhân. Éliane – người phụ nữ nhân hậu và vị tha – mãi mãi ôm ấp tình yêu “vĩnh cửu” với bóng hình đã khuất.

 

Indochine thuộc kiểu phim tự sự, cốt truyện mạch lạc, góc hình đẹp và trau chuốt, trong đó có nhiều hình ảnh mang yếu tố biểu tượng, lãng mạn. Ở đó, cảnh vật Đông Dương hài hòa với tính cách con người Đông Dương, dù trong cảnh tăm tối vẫn hoang sơ vẫn lộng lẫy khác thường.

Tuy thời lượng phim khá dài (2 giờ 40 phút), nhưng nếu kiên trì với nó, người xem sẽ có những trải nghiệm sâu lắng về một quá khứ xa xôi, về một Đông Dương chỉ nghe nhưng chưa bao giờ thấy. Và tôi may mắn, đã ngồi đó xem đến phút cuối.

Cuối cùng, phim khép lại với một hơi thở “rất Pháp” – một nỗi buồn quyến luyến với thời gian. Tại thành phố Genève – mảnh đất của sự hòa giải, Éliane Devries đứng lặng lẽ nhìn ra bờ hồ. Bà ấy thanh thản giải phóng tâm hồn mình khỏi những trói buộc, khỏi những thời gian đã mất. 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58