IMDb : 8.0/10
"BIG FISH" BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC
Có rất nhiều bộ phim hay nói về tình cảm giữa cha và con, trong đó “Big Fish” là một bộ phim đáng để xem. Câu chuyện giữa cha và con, cùng với những chi tiết huyền ảo đầy tính tượng trưng đã làm cho bộ phim trở nên thật hấp dẫn và cảm động. Hình tượng “con cá lớn” trong phim cũng là một điểm đặc biệt, làm bộ phim trở nên khác biệt.
4K UHD BLU-RAY
(TRUE- HD 7.1 DOLBY ATMOS - HDR 10+)
VIDEO:
Codec Bitrate Description
----- ------- -----------
MPEG-H HEVC Video 63792 kbps 2160p / 23.976 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 4:2:0 / 10 bits / 4000nits / HDR10 / BT.2020
AUDIO:
Codec Language Bitrate Description
----- -------- ------- -----------
Dolby TrueHD/Atmos Audio English 4586 kbps 7.1+11 objects / 48 kHz / 3946 kbps / 24-bit (AC3 Core: 5.1 / 48 kHz / 640 kbps)
Film của Tim Burton, mà Mr.Burton lại hay làm mấy film quái quái và hài, thế nên trước khi xem film này thì mình nghĩ rằng; à, coi để giải trí chắc cũng vui và thư giãn. Nhưng không, Big Fish đã tạt một gáo nước thật lạnh vào mặt mình, làm thay đổi hẳn 100% cảm xúc chỉ sau hai mươi phút đầu film.
Cũng chẳng có gì đặc biệt. Chuyện film kể về một người đàn ông từ bé đến lúc già, thậm chí là gần chết, luôn kể những câu chuyện hoang đường cực độ. Trong những ngày gần kề, con trai ông ta và vợ đến thăm ông, và những câu chuyện tưởng như vô nghĩa và mang tính giải trí cao kia lại là sợi dây gắn họ với nhau chặt hơn.
Big Fish không phải kiểu film như là, bạn coi, rồi lại cười, hoặc hồi hộp, hoặc thót cả tim; giữa những khúc đó lại là vài câu cảm thán chẳng hạn như :“Xạo quá! Ngoài đời làm gì có chuyện đó!” hay “Đúng là chỉ có trong film!”. Ngay từ những phút đầu film, bạn đã biết ngay rằng những gì đang diễn ra và sắp diễn ra trên màn hình tivi, laptop, desktop hay hầm bà lằng cẩu cẩu những phương tiện coi film khác của bạn, hoàn toàn là…xạo; và tất nhiên, những nhân vật trong film cũng biết. Người khổng lồ, thị trấn mà không ai muốn rời khỏi, rạp xiếc, nhảy dù cướp tài liệu mật…vv..vv…, nghe là biết xạo. Ừ, thì Tim Burton cũng đâu có dán nhãn “Based on a true story” cho film đâu? Ngay cả tựa film – Big Fish – cũng làm mình liên tưởng đến ngày Cá tháng Tư, với tràn ngập những lời nói dối, vô hại có mà có hại cũng nhiều.
Sẽ nhạt lắm nếu cuộc sống của chúng ta cứ lặp đi lặp lại mãi một ngày như vầy : Thức dậy, đánh răng, rửa mặt rồi ăn sáng. Sau đó đi làm. Chiều về, ăn chiều, đi ngủ. Rồi sáng mai lại thức dậy, lại đánh răng, rửa mặt… Cứ coi như cuộc sống quanh ta là một bữa ăn đi, và người cha trong Big Fish đã làm cho mọi người không thể không thích thú với việc hằng ngày cứ ăn đi ăn lại một bữa ăn đó. Bí quyết? Ông không thay đổi các món ăn, ông chỉ nêm vào đó từng chút từng chút gia vị khác nhau. Khi thì mặn, khi ngọt, khi cay, khi lại thanh. Và tí “gia vị” đó chính là những câu chuyện, những lời nói dối dễ thương mà hấp dẫn ông đang kể từng ngày.
Bạn muốn biết gì về ngày bạn sinh ra? Rằng ngày đó bố của bạn không thể đến kịp lúc bạn chào đời vì công việc, hay là chiều hôm ấy bố đã bắt được một con cá to khủng khiếp và chỉ cắn mồi câu là một chiếc nhẫn? Bạn thích phiên bản nào hơn?
Ai đó cảm nhận bộ film rằng, như một câu châm ngôn, hãy sống làm sao cho khi bạn chào đời thì ai cũng cười, và khi bạn mất thì ai cũng khóc. Thế nhưng, mình lại hiểu Big Fish theo một cách khác. Rằng những cái chán chường trong cuộc sống hoàn toàn là thật và không thể tránh khỏi, thế sao chúng ta không thi vị hoá chúng lên một chút, để phần nào thấy cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn? Hãy kể với con bạn là lúc nó chào đời, trên đường bạn đến bệnh viện thì gặp một con rồng lửa khổng lồ ngăn cản, nhưng bạn vẫn vượt qua êm ru. Hãy nói với cô gái bạn yêu rằng lúc bạn vừa gặp cô ấy, thời gian dừng hẳn lại và khi cô ấy đi, thời gian lại trôi nhanh một cách khó hiểu. Một tí gia vị, một tí tưởng tượng, và thế là cuộc sống đâu chỉ đơn điệu với trắng và đen đúng không nào?
Film hay và cảm động. Mà cực kì đúng phong cách Tim Burton luôn.
Chống chỉ định cho những đầu óc quá khoa học và logic. Tốt nhất là đừng nên coi làm gì mất công vì bạn sẽ tắt phụt màn hình sau khoảng 10 phút phim chạy; tin mình đi.
Sự thật thú vị
Có lẽ bất kỳ bộ phim thành công và giật gân nào cũng tự hào có một số sự thật thú vị mà người hâm mộ muốn biết. Cá lớn cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một vài trong số họ.
- Nó nên bắt đầu với thực tế là bộ phim dựa trên cuốn sách nổi tiếng của Daniel Wallace "Big Fish: A Novel of Mythological Proportions". Khi người hâm mộ thừa nhận, mặc dù Burton đã thay đổi đáng kể không khí của cuốn sách, nó vẫn có thể truyền đạt tinh thần của nó. Nhân tiện, chính Daniel Wallace cũng xuất hiện trong phim, anh có vai trò thỉnh thoảng là một giáo viên kinh tế.
- Cuốn sách rất được yêu thích trước bộ phim: hơn năm mươi nghìn bản đã được bán, cho phép nó được đưa vào danh sách bán chạy nhất. Và sau khi bộ phim xuất hiện, các nhà xuất bản đã phát hành thêm một vài bản sao, mà những người xem nhiệt tình dám từ các kệ sách.
- Trong một trong những cảnh của bộ phim, bạn có thể thấy một con mèo nhảy ra khỏi mái vòm xiếc. Ông được huấn luyện bởi huấn luyện viên động vật người Nga Valery Tsoraev.
- Bộ phim đã trở nên nổi tiếng đáng kể không chỉ ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Ví dụ, nhìn vào clip của nhóm Hàn Quốc BTS Spring Day, bạn có thể thấy một số lượng lớn tài liệu tham khảo về "Cá lớn".
- Tên của cuốn sách Daniel Wallace được đưa ra với sự giúp đỡ của câu nói yêu thích của cha mình. Anh ấy làm việc như một người bán hàng rong suốt đời, anh ấy thích lặp lại câu "Tôi sẽ không bao giờ muốn trở thành một con cá lớn trong một cái ao nhỏ".
- Hầu hết các cảnh quay đều diễn ra ở Mỹ, thuộc bang Alabama. Công việc bắt đầu vào giữa tháng 1 năm 2003 và kết thúc chỉ sau ba tháng. Sau đó, đoàn làm phim đã tới Paris để quay thêm một số cảnh cho bộ phim.