IMDb : 7.9/10
PHÁT HÀNH LẠI BẢN DIRECTOR'S CUT TRƯƠNG NGHỆ MƯU ĐƯA THÊM 15 PHÚT VÀO
(PHIM DÀI GẦN 2H )
Chúng ta hãy cùng nhau trải nghiệm lại tuyệt phẩm này một lần nữa theo đúng
cách mà ĐD Trương Nghệ Mưu mong muốn,
'Anh hùng' - bộ phim khiến Trương Nghệ Mưu chi 1,7 triệu USD để mời Lý Liên Kiệt
Để có được Lý Liên Kiệt đóng chính trong phim, đoàn làm phim ‘Anh hùng’ đã phải bỏ ra số tiền 1,7 triệu USD. Với số tiền đầu tư 31 triệu USD, Anh hùng trở thành bộ phim thành công cả về doanh thu lẫn nghệ thuật. Phim đạt doanh thu toàn cầu 177 triệu USD.
Không chỉ có cốt truyện hay, diễn viên xuất sắc, những phim HERO còn đầu tư công phu cho mặt hình ảnh, tạo nên những khung hình biết nói.
Phim nhận được những bình luận tích cực từ phía khán giả và giới phê bình. Những nhà phê bình điện ảnh có tiếng đều dành các mỹ từ cho Anh hùng. Năm 2014, tờ Time Out đã thăm dò một số nhà phê bình phim, đạo diễn, diễn viên bầu chọn ra danh sách các bộ phim hành động hàng đầu, Anh hùng cũng có tên trong danh sách.
Nội dung của Anh hùng được lấy cảm hứng từ truyền thuyết về Kinh Kha đi ám sát Tần Thủy Hoàng. Lý Liên Kiệt thủ vai sát thủ Vô Danh, tiếp cận Tần Vương (Trần Đạo Minh) để nộp cho ông ta vũ khí của 3 sát thủ hàng đầu là Trường Không, Phi Tuyết và Tàn Kiếm.
Đó là 3 thích khách đã ám sát hụt Tần Vương, khiến ông ta phải ra lệnh không ai được lại gần ngai vàng quá 100 bước. Vô Danh cho biết là y đã giết chết ba tên thích khách nọ, ba món vũ khí là bằng chứng. Tần Vương liền ban thưởng và cho phép ngồi gần mình 10 bước. Tần Vương cũng yêu cầu Vô Danh kể lại hành trình tiêu diệt 3 thích khách của mình.
Có thể nói, Anh hùng là tâm huyết của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, khi ấp ủ làm một tác phẩm điện ảnh có thể vượt qua được biên giới Trung Quốc, tiến vào Hollywood, thay đổi cả quan điểm của người nước ngoài về điện ảnh Hoa ngữ như những gì Ngọa hổ tàng long của Lý An đã làm.
Năm 1998, khi Ngọa hổ tàng long được công chiếu cũng là lúc Trương Nghệ Mưu hoàn thành kịch bản Anh hùng và bắt tay vào dàn dựng. Ông nhờ đến sự trợ giúp của nhà sản xuất Ngọa hổ tàng long là "ông trùm điện ảnh" Giang Chí Cường trong việc hoàn thành các cảnh phim.
Điều đầu tiên Giang Chí Cường giúp Trương Nghệ Mưu là đi tìm ngay cho ông một dàn diễn viên hợp kịch bản. Nhà sản xuất họ Giang đề xuất Lý Liên Kiệt. Ngôi sao điện ảnh nói ra mức cát-xê của anh lúc đó là 1,7 triệu USD khiến Trương Nghệ Mưu “toát mồ hôi” và băn khoăn không biết có thể thu hồi được vốn không. Là một nhà sản xuất gạo cội, Giang Chí Cường biết được điều gì giúp một bộ phim thu hút được khán giả, đó chính là dàn diễn viên. Ông khẳng định chắc nịnh với Trương Nghệ Mưu là cứ yên tâm đầu tư vì Anh hùng sẽ thu hồi được vốn.
Nhờ sự động viên đó, Trương Nghệ Mưu “vung tay” mời thêm hàng loạt ngôi sao màn ảnh Hoa ngữ lúc bấy giờ: Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vỹ và Chương Tử Di.
Sau khi ra mắt ở thị trường quốc tế, Anh hùng cũng gây ra tranh cãi về việc ca ngợi chế độ độc tài phong kiến cũng như công lao của Tần Thủy Hoàng. Hãng Miramax, phụ trách phát hành bộ phim ở nước ngoài đã “cắt xoẹt” cái kết tâm huyết của Trương Nghệ Mưu với lý do “nội dung quá phức tạp người nước ngoài xem không hiểu”.
Cảnh kết của phim có đoạn Như Nguyệt (Chương Tử Di) và lão đầy tớ đến viếng 3 nấm mồ của ba vị đại hiệp là Vô Danh, Tàn Kiếm (Lương Triều Vỹ) và Phi Tuyết (Trương Mạn Ngọc). Lão đầy tớ nói: "Người Trung Quốc có câu: Kẻ sĩ vì người tri kỷ mà chết. Người đời có một tri kỷ đã đủ rồi, có ba tri kỷ coi như có cả thiên hạ". Như Nguyệt ngồi kế bên tiếp lời: "Vậy là ba người họ đã có cả thiên hạ rồi". Lão nô bộc gật gù: "Đúng vậy, ba người họ đã có cả thiên hạ".
Cái kết đậm chất hoa mỹ này được Trương Nghệ Mưu rất tâm đắc nhưng lại bị cho rằng không phù hợp với cách suy nghĩ của phương Tây.