IDMb : 7.6/10
4 Oscar Academy Awards, USA
Hai bộ phim về thảm sát ở Tây Tạng: đến cả Disney cũng chịu thua Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường phim ảnh lớn, tác động quyền lực tới những nhà sản xuất phim trên thế giới. Những đề tài cấm biệt ở Trung Quốc như "thảm sát ở Tây Tạng" rất dễ làm mích lòng các ông lớn.
Hai bộ phim Seven Years in Tibet (1997) và Kundun (1997) không chỉ kể về thời vận huy hoàng và suy tàn của vong quốc này theo lời kể của các nhân chứng, mà còn là hai bộ phim đẹp. Dưới con mắt của một người xem phim, lịch sử của bộ phim có thể đúng, có thể sai nhưng chúng là những tác phẩm dụng công, xứng đáng để theo dõi.
1. Kundun
"Kundun" là từ kính trọng mà người dân Tây Tạng gọi các đức Đạt Lai Lạt Ma. Và Kundun là bộ phim về từng bước tìm ra hậu duệ thứ 14 trong hình hài một đứa trẻ và sau kết là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên và hiện tại là cuối cùng của ông.
Kundun được đạo diễn bởi một tên tuổi xuất chúng - Martin Scorsese. Nhà phê bình phim Roger Ebert đã viết rằng "made of episodes, not a plot", và tặng 3/4 sao cho bộ phim. Và quả thực vậy, đấy là bộ phim dậy lên nhiều đợt cao trào và kết thúc từng đợt trong thinh lặng, về một cuộc đời của một người và một dân tộc không biết sẽ đi về đâu.
Kundun là một bộ phim công phu và hơn hết, nó phác họa đầy đủ mưu đồ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chuyến viếng thăm của Đạt Lai Lạt Ma theo lời mời của Mao chủ tịch được chào đón nồng hậu nhưng đúng như lời một chân chứng người Duy Ngô Nhĩ (gốc Tây Tạng) kể lại trong một phim tài liệu khác "chúng tôi đã bị lừa". Mao chủ tịch sau vài lần thuyết phục Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ quyền kiểm soát Tây Tạng không được, bèn nói thẳng "Chúng tôi muốn các ông khỏi tà đạo và Phật giáo là tà đạo. Đạt Lai Lạt Ma hiểu rằng nếu mình không về sớm, người Trung Quốc sẽ ám sát ông.
2. Seven Years in Tibet
Bộ phim có sự tham gia của tài tử Brad Pitt trong vai chính, một người đàn ông Đức, vượt ngục từ Ấn Độ và chốn sang Tây Tạng. Nhân vật đó là Heinrich Harrer, một nhà leo núi thám hiểm có thật. Chuyến hành trình của ông ban đầu diễn ra một cách ích kỷ, ông bỏ vợ bỏ con để liều mạng chinh phục ngọn núi Nanga Parbat ở Ấn rồi lại vượt ngục, vượt qua cả dãy Himalaya để thoát thân.
Đối trọng với tín ngưỡng "chinh phục núi cao" của Harrer là tín ngưỡng "vượt qua bản ngã" của người Tây Tạng. Anh dần dẹp bỏ cái tôi và được tư vấn cách hàn gắn tình cảm với đứa con bị chính Harrer bỏ rơi khi còn ở trong bụg mẹ. Harrer học được nhiều bài học hay ở đây, bù lại, anh cũng là người bạn, người tư vấn khoa học của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Đây sẽ là một bộ phim chữa lành vết thương tuyệt đẹp nhưng thế giới lắm điều ô trược, Tây Tạng bị phá hủy bởi một tên gian thần của nó.
Ở hồi cuối của bộ phim, khi quân đội Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Tây Tạng giết chóc, diễn biến bộ phim có căng thẳng nhưng trôi đi quá nhanh. Đạt Lai Lạt Ma đăng quang thành lãnh đạo tinh thần còn Harrer về nước. Họ có gặp lại nhưng không ở trên quê hương Tây Tạng nữa mà trong cuộc sống lưu vong của ngài. Trong khi đó, gã gian thần bán nước Ngapoi Ngawang được Đảng Cộng Sản nâng lên vị trí cai trị khu vực này.
3. Luật cấm và Disney cũng chào thua
Cả hai bộ phim trên đều bị cấm xuất hiện trên các trang truyền thông ở Trung Quốc. Brad Pitt, Martin Scorsese từ ngôi sao cũng trở thành tội đồ. Các bộ phim có sự xuất hiện của Brad Pitt hoặc do Martin Scorsese làm hầu hết đều không được phát hành ở thị trường này.
Martin Scorsese ở phim trường của 'Kundun'
Disney là hãng phim duy nhất chịu sản xuất và phát hành 'Kundun', thậm chí đứng trước nguy cơ đe dọa tương lai của hãng thị trường màu mỡ này nhưng hãng vẫn kiên định. Kết quả kinh phí cao và doanh thu của bộ phim không cao và Trung Quốc đã trả thù bằng lệnh cấm tất cả các phim của Disney. Năm 1998, Disney xin lỗi và nhượng bộ. Điều này đã dẫn đến một thỏa thuận Disneyland Thượng Hải mang tính đánh đổi vào năm 2016.
Trong một bài phỏng vấn với Scorsese, ổng đã thành thật nói rằng bộ phim 'Kundun' từ đầu đã không được Disney hỗ trợ quảng bá, có lẽ họ đã nao núng trước lời đe dọa từ Bắc Kinh.
Thị trường Trung quốc rộng lớn, đầy tiềm năng nhưng cũng thật ma mãnh. Các ông lớn đều muốn chen chân vào nơi này nhưng cũng không dễ dàng xơi được mồi ngon.
Tây Tạng nằm trên độ cao 4900 mét, cách Trung Hoa một dãy Hi Mã Lạp Sơn và từng là một quốc gia độc lập. Trước đây, nó là một nước yếu thế trước các nhà nước Trung Hoa bao đời nhưng văn hóa, lịch sử, tôn giáo và con người vùng đất linh thiêng này vẫn được coi trọng. Vậy mà từ năm 1950, lãnh tụ tinh thần của họ phải lưu vong, Tây Tạng chính thức là một vong quốc.
Nhưng không phải kiểu vong quốc như Kingdom of Ryukyu (Okinawa) sáp nhập vào nước lớn dựa vào các hiệp ướp được hai bên công nhận, số phận của Tây Tạng bi thảm hơn rất nhiều. Nhiều đền đài, công trình kiến trúc bị đập phá, văn thư cổ bị đốt cháy và người dân lầm than khi quân đội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa càn vào đất nước với cớ giải phóng nhân dân khỏi ... mê tín dị đoan, mà ở đây là Phật giáo.
Sự kiện được công bố gần đây nhất, Học viện Phật Giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng đã bị phá hủy vào năm 2016
Theo bản báo cáo của một Ủy Ban Điều Tra tại Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều vụ đàn áp, giết chóc, bắt người thân trong gia đình giết nhau dưới sự chỉ đạo của chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thời gian những năm 1949-1971, khoảng từ 32- 63 triệu người bị mất tích hoặc bị giết tập thể.
Chính phủ Trung Hoa chưa bao giờ công nhận những con số hay ghi chép về cuộc thảm sát Tây Tạng năm 1950. Vậy nên những bộ phim kể về sự kiện này đều bị cấm và những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến những bộ phim đó đều mặc định không có cửa tham gia thị trường Trung Quốc.