IMDB 7.5/10
Prey (2022): ‘Predator’ Đã Được Sáng Tạo Lại Theo Đúng Phong Cách Mong Đợi
Prey 2022 là một sự tái tạo độc đáo sâu sắc của loạt phim Predator. Giữa phần khởi động lại và phần tiếp theo đã đi được nửa chặng đường, nó đã nắm bắt thành công tinh thần của câu chuyện nổi tiếng về thợ săn giữa các thiên hà.
Predator xuất hiện lần đầu trong phim hành động cùng tên, có Arnold Schwarzenegger đóng chính, ra mắt năm 1987. Sinh vật trở thành một trong những văn hóa đại chúng đáng nhớ nhất bởi bộ giáp tàng hình cổ quái, cùng niềm đam mê săn lùng các loài "đầu chuỗi thức ăn" trong khắp vũ trụ, trong đó có loài người của Trái đất.
Điểm độc đáo nằm ở chỗ Predator (hay Yautja) không phải nhân vật cụ thể, mà là tên gọi một chủng loài ngoài hành tinh coi niềm vui săn bắn là lẽ sống. Qua mỗi phần, nhà làm phim giới thiệu các thành viên tộc Yautja với ngoại hình và tính cách đặc trưng, cũng như mở rộng câu chuyện về nguồn gốc, tín ngưỡng và các xung đột của họ với Trái đất.
Prey phục hồi hoàn toàn khái niệm, tái khởi động và duy trì nó trong một chiều không gian mới. Đặc thù lịch sử cho phép ngay từ những phút đầu tiên bộ phim hoàn toàn khác với giai điệu và nhịp điệu của câu chuyện Predator. Rõ ràng hơn nhiều, với bối cảnh phong cảnh thiên nhiên được quay bằng tay đều đặn và cảm giác về một tác phẩm thân mật với cốt truyện bất ngờ. Nhưng bộ phim không chỉ là một tiền đề gây tò mò. Đây thực sự là một bước đi táo bạo trong thể loại điện ảnh kết hợp các yếu tố mới để tạo ra một bầu không khí đáng ngạc nhiên
|
Prey là phần tiền truyện kiêm tái khởi động thương hiệu Predator.
|
Công thức cũ, trải nghiệm mới
Nếu lược bỏ chi tiết, cấu tứ kịch bản Prey không khác mấy so với phim Predator đầu tiên: Một nhóm chiến binh con người đối đầu người ngoài hành tinh cao trên 2 m. Nura có vài nét tính cách giống vai Đại úy Alan Schaefer của Arnold Schwarzenegger, dũng cảm song rất cứng đầu. Theo thời gian, hai nhân vật chính nhận ra chiến thuật là cách đối đầu duy nhất với địch thủ mang sức mạnh vượt trội.
Nói về việc được truyền cảm hứng bởi phần đầu tiên, thì trước Prey, Predators (2010) và The Predator (2018) có cách triển khai nội dung tương tự. Vốn dĩ, khán giả của loạt phim không mong chờ sự đổi mới, chủ yếu quan tâm các món vũ khí công nghệ chết người của lũ thợ săn, cũng như cách nhóm nhân vật chính đối đầu chúng. Vậy nên việc đường dây kịch bản của Prey giống các phim tiền nhiệm không là lý do khiến người hâm mộ thất vọng.
|
Kịch bản phim không mới, song tạo sự hấp dẫn qua tình tiết.
|
Phim chú trọng khai thác văn hóa người da đỏ, thông qua tập tục vẽ mặt khi ra trận, trang phục và bối cảnh. Đạo diễn Dan Trachtenberg sử dụng công nghiên cứu từ cách dùng vũ khí, bối cảnh lịch sử, cách người da đỏ cưỡi ngựa - mang đến chất liệu lịch sử đáng tin cậy cho phim.
Giống các phần trước, ngoại hình của Predator trong phim mới chỉ thay đổi thiết kế tiểu tiết để tạo điểm nhấn. Được Dan Trachtenberg miêu tả là "Feral Predator" (Predator hoang dã), sinh vật có tạo hình gai góc, thiên về phong cách gothic hơn là khoa học viễn tưởng như các "hậu bối". Để phù hợp setting (bối cảnh), Feral Predator dùng loạt vũ khí thô sơ, sắt nhọn, mang đến các cái chết man rợ hơn.
|
Tạo hình Predator trong phim mới.
|
Một cách chủ đích, sinh vật mang đến nhiều cảnh hành động mãn nhãn trên phim. Loạt cảnh Predator dễ dàng đánh bại các động vật hoang dã như rắn độc, sư tử... - mối đe dọa thường nhật của làng da đỏ - khắc họa sức mạnh áp đảo của gã.
Đại cảnh tay thợ săn vũ trụ thi triển các món đồ công nghệ khi đối đầu con người, tận dụng biên độ quay rộng cùng nhịp phim nhanh, tạo ra phần nhìn bắt mắt, ở mức tốt so với mặt bằng chung phim truyền hình.
Thông điệp nữ quyền được truyền tải hợp lý
Thay cho vai "anh hùng kiểu Mỹ" của Schwarzenegger trong phần đầu, ngoại hình cùng diễn xuất của Amber Midthunder mang đến một Naru nhỏ nhắn nhưng ngoan cường.
Cô không có nhiều thoại để khắc họa thông điệp nữ quyền như các phim Hollywood gần đây, song thể hiện chi tiết qua chuỗi biểu cảm mặt giàu cảm xúc. Nữ diễn viên tạo thiện cảm qua các câu thoại thông minh, gọn gàng.
|
Amber Midthunder không xa lạ với khán giả truyền hình, qua loạt phim Banshee, Legion, The Originals...
|
Theo Discussingfilm, Midthunder tự thực hiện các cảnh hành động. "Cả bộ phim là một cuộc thử thách thể chất", cô nói. Nữ diễn viên gốc da đỏ cùng các bạn diễn ở lại bối cảnh phim suốt bốn tuần, học cách sử dụng cung, giáo và rìu tomahawks. Riêng Midthunder có các cảnh quay khắc nghiệt, như khi nhân vật Naru vật lộn tìm đường sống vì mắc kẹt dưới đầm lầy.
Theo motif quen thuộc "Cô gái sống sót" thường thấy trong phim kinh dị Hollywood, phía biên kịch có cách xử lý thông minh trong trận đấu quyết định giữa Naru và Predator. Phim khéo léo cài cắm sự thông minh, tháo vát của nữ chính từ đầu, để các tình tiết cô đặt bẫy, lợi dụng địa hình để chống lại kẻ thù lớn gấp đôi mình đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, so với Midthunder, các diễn viên thứ chính khá nhạt nhòa. Hầu hết góp mặt với số phận làm "con mồi" được cài cắm từ trước. Nhóm diễn viên đóng vai người Pháp không có điểm nhấn, vì thế câu chuyện lịch sử trong phim bị quên lãng ở nửa sau, nhường chỗ cho các pha giết chóc đẫm máu. Kịch bản tuyến tính của Prey cũng khó chiều lòng một bộ phận khán giả.
Sau khi ra mắt trực tuyến, Prey nhận lời khen từ các nhà phê bình thế giới vì góp phần làm tươi mới thương hiệu. Tác phẩm nhận 92% trên Rotten Tomatoes, trở thành phim có điểm số cao nhất thuộc loạt Predator. Theo đạo diễn Dan Trachtenberg, các phần phim sau của Prey sẽ đi theo hướng riêng, mang đến các yếu tố "chưa từng thấy" ở loạt phim.