Trang chủ > Phim Blu-ray > Hành động (Action)

B5217. Mongol The Rise of Genghis Khan - Đế Chế Mông Cổ 2D25G (DTS-HD MA 5.1)

Mã phim: B5217
Đạo diễn:
Diễn viên:
Kịch bản:
Size: 25 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English - Vietnamese

 IMDb : 7.2/10


Bộ phim hợp tác sản xuất giữa Nga và Kazakhstan tên Mongol (Người Mông Cổ) là một kiệt tác lịch sử của đạo diễn Sergey Bodrov (cha)

 

Phim giành 6 giải trong lễ trao giải thưởng điện ảnh uy tín nhất hàng năm của Nga - Nika, gồm nhiều giải quan trọng như giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, và các giải về quay phim, họa sĩ thiết kế trang phục, đạo diễn âm thanh và họa sĩ phim nói chung. Đề cử Oscar phim ngoại ngữ xuất sắc nhất (2007) và lần đầu tiên đề cử có sự góp mặt của Kazakhstan là sự ghi nhận của giới chuyên môn quốc tế đối với bộ phim này.

 


Mongol (Người Mông Cổ) là một sử thi hào hùng về quãng đời niên thiếu của Thiết Mộc Chân đầy gian khổ. Khi ông lên 9 tuổi, cha ông đã đưa ông đến gia đình vợ tương lai và Thiết Mộc Chân phải sống ở đó cho đến khi 12 tuổi, đủ tuổi lấy vợ. Thời niên thiếu của ông bỗng trở thành quãng thời gian đầy khó khăn cha bị mưu sát, vợ bị cướp bởi bộ lạc thù địch. Gia đình sum họp rồi bị chia lìa, bản thân bị bắt và bán thành nô lệ nhưng nhờ ý chí kiên cường, sự thông minh và lòng vị tha, Thiết Mộc Chân đã vượt qua những tháng ngày gian khổ và bị khinh miệt ấy. Hai mươi năm sau, ông đã trở thành Thành Cát Tư Hãn vĩ đại của dân tộc và chinh phục gần một nửa thế giới, bao gồm cả vùng đất nước Nga rộng lớn năm 1206.... Đế chế Mông Cổ hình thành trong suốt các thế kỷ 13 và 14 là đế chế liên lục địa lớn nhất trong lịch sử thế giới và ngày càng phát triển qua các cuộc chinh phạt. Mông Cổ đã trở thành một quốc gia hùng mạnh thời bấy giờ, là nỗi khiếp sợ với mọi quốc gia có vó ngựa của họ đi qua. Với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, vị tướng có quyền uy tối thượng, Thành Cát Tư Hãn mặc nhiên được coi là người anh hùng tự cổ chí kim khó ai sánh bằng, người đưa quân đội Mông Cổ trở thành đạo quân bách chiến bách thắng đáng sợ nhất trong lịch sử loài người. Đây được coi là một trong những bộ phim khắc họa xuất sắc chân dung của Thành Cát Tư Hãn, vĩ nhân vĩ đại bậc nhất trong lịch sử. 

 

Ở thời điểm cực thịnh, đế chế Nguyên Mông chinh phục được 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 1 
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 2 
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 3 

Cuộc đời Thành Cát Tư Hãn cũng như Đế chế Nguyên Mông đã được dựng thành phim "MONGOL – The Rise to Power of Genghis Khan" - một trong những bộ phim thuộc Tủ phim Nền tảng Đổi đời do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 4 

Từ những vùng đất hoang tàn qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một Đế chế bất khả chiến bại. Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một chiến binh huyền thoại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, có kỷ luật tuyệt đối với những chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới.

Từ thế kỷ thứ X, các vùng đất ở Mông Cổ, Mãn Châu và một số phần của Hoa Bắc được đặt dưới sự thống trị của vương triều Đại Liêu. Đến năm 1125 người Nữ Chân đã lật đổ nhà Liêu lập nên nhà Kim và họ cố gắng dành kiểm soát các vùng đất trước đây của nhà Liêu ở Mông Cổ.

Tuy nhiên nhà Kim đã vấp phải sự kháng cực và bị đánh bại bởi liên minh Mông Ngột Quốc được lãnh đạo từ Cát Bất Lạc Hãn (cụ nội của Thiết Mộc Chân); biết rằng khó có thể đánh bại liên minh này, người Kim vờ hòa hãn nhưng mục đích chính là ngấm ngầm chia rẽ nội bộ và khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai bộ lạc hùng mạnh nhất là Mông Cổ và Thất Đát. Các bộ lạc xảy ra tranh chấp và đánh chiếm lẫn nhau.

Đến thế kỷ thứ XII, liên minh bộ tộc tan rã, các bộ tộc riêng lẻ phải thuần phục nước Kim. Sau đó, trong một nỗ lực hàn gắn liên minh tù trưởng Dã Tốc Cai đã cho con trai 9 tuổi của mình – Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhĩ Thiếp con gái của Thủ Lĩnh của bộ tộc Hoàng Cát Lạt. Nhưng Dã Tốc Cai đã bị đầu độc, sau cái chết của cha Thiết Mộc Chân trở về tộc và cố dành lại quyền thủ lĩnh vốn có. Nhưng ông bị những người đứng đầu từ chối, họ đuổi Thiết Mộc Chân, mẹ và hai người em khác ra khỏi tộc.

Năm 1206, Thiết Mộc Chân chính thức lên ngôi Khả Hãn của Đại Mông Cổ Quốc lấy hiệu Thành Cát Tư Hãn, đánh dấu sự khởi đầu của một đế chế vĩ đại. Sau khi ổn định đất nước, Tây Hạ trở thành mục tiêu đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn. Tây Hạ là quốc gia bắt người Mông Cổ phải phục tùng, nộp cống phẩm hàng năm. Quân Mông Cổ đã mở cuộc đánh chiếm các thành trì vững chắc của Tây Hạ, họ dùng chiến thuật vây hãm khiến kẻ thù dần dần chết đói.

Từ năm 1209, Thành Cát Tư Hãn đã thu phục được Tây Hạ, được công nhận là chúa tể, biến quốc gia này thành chư hầu của người Mông Cổ và cung cấp binh lính cũng như hậu cần cho các chiến dịch trong tương lai. Nhưng mục đích chính của việc chiếm Tây Hạ để làm bàn đạp tấn công người Kim. Người Kim vẫn luôn coi thường, xem người Mông Cổ chỉ là bọn mọi rợ vùng biên giới, thậm chí phớt lờ lời kêu cứu của Tây Hạ.

Tháng 3 năm 1211, Thành Cát Tư Hãn triệu tập binh lính tấn công nước Kim, ông chia quân làm hai nhánh, bỏ qua các thành trì hướng thẳng thủ đô Bắc Kinh của Kim Triều. Chiến lược này bắt đầu hiệu quả, quân Mông Cổ tiến sâu vào lãnh thổ Kim Triều nhưng không bị chặn lại bởi lực lượng quân Kim tập trung đông ngay trước thành Bắc Kinh. Hai bên giằng co quyết liệt và mùa đông đến Thành Cát Tư Hãn buộc phải lui quân. Sau đó, quân Mông Cổ lại tiếp đánh nhưng bị chống trả quyết liệt, thậm chí Thành Cát Tư Hãn còn bị trúng tên trọng thương, đội quân phải rút lui.

Nhưng người Mông Cổ tiếp tục xâm chiếm lần thứ 3 với hình thức vây đánh nhỏ lẻ, sử dụng các đội kỵ binh linh hoạt, cướp phá các vùng tiếp tế vây hãm nhiều thành trì. Khi đảm bảo các thành trì quan trọng nằm trong tay, Thành Cát Tư Hãn di chuyển bao vây Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau một tháng vây hãm bệnh dịch bùng phát trong doanh trại Mông Cổ, buộc Thành Cát Tư Hãn phải điều đình, cử sứ giả sang hòa hãm với người Kim nhưng đổi lại đó là của cải, phụ nữ cho người Mông Cổ. Trên đường trở về Thành Cát Tư Hãn nhận được thông tin triều đình Kim Quốc rời đô về phía Nam. Đây là dấu hiệu của sự phản bội, châu báu được bỏ lại, toàn quân Mông Cổ kéo cương ngựa quay đầu. Sau khi Bắc Kinh bị cháy rụi, hàng triệu người bị tàn sát, tất cả ngọc ngà châu báu và người thợ lành nghề bị bắt về Mông Cổ.

Lãnh thổ Mông Cổ được kéo dài đến vùng biển phía Đông, cùng thời gian đó ở phía Tây – Khuất Xuất Luật vị hãn bị phế truất khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ đã chạy về phía Tây và cướp Hãn Quốc Tây Liêu, đứng ra tuyên chiến. Thành Cát Tư Hãn đã gửi 20.000 quân dưới sự chỉ huy của viên tướng trẻ Triết Biệt để chống lại Khuất Xuất Luật – một cuộc nổi dậy trong nước với sự giúp đỡ của người Mông Cổ. Sau đó, Triết Biệt dẫn quân tràn qua nước này, lực lượng của Khuất Xuất Luật đã bị đánh bại, bị bắt sống và bị hành hình, Tây Liêu bị sáp nhập vào Mông Cổ.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 5 

Năm 1218, Đại Quốc Mông Cổ đã mở rộng về phía Tây, tiếp giáp với một quốc gia Khwarem – một đế quốc Hồi giáo, giàu có với nhiều sản vật nổi tiếng. Thành Cát Tư Hãn đã gửi một đoàn sứ giả qua Khwarem với mục đích thỏa thuận khả năng giao thương với quốc gia này, nhưng thống đốc của tỉnh này đã giết hại sứ giả khiến Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận. Ông đã cho 200.000 quân sang để trả thù với chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng hạ thành, hành hình viên thông đốc nhằm trả đũa hành động xúc phạm với những ý định tốt đẹp ban đầu của người Mông Cổ.

Cùng thời điểm này, ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ đối với thế giới Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Khwarem – quốc gia Tây Á ngày chìm ngập trong khói lửa. Trong một trận đánh vào miền Nam Khwarem, Thành Cát Tư Hãn bao vây ở phía Nam, còn con trai ông – người bị cả Mông Cổ nghi ngờ không phải con của Đại Hãn, là đứa con hoang khi Hoàng hậu Bột Nhĩ Thiết từng bị bộ tộc khác bắt cóc. Trong những năm tháng khó khăn ấy, Thái tử Truật Xích bao vây ở phía Bắc, không nghe lời cha, ông tự ý tấn công Kyrgyz và giành thắng lợi. Nhưng sau đó, thành phố Kyrgyz bị phá hủy mãi mãi, tác động mãnh mẽ đến đế chế này ở nhiều thập kỷ sau đó.

Sau khi tiêu diệt đế quốc Khwarem vào năm 1220, Thành Cát Tư Hãn tập hợp lực lượng của ông ở Ba Tư và Armenia để trở về thảo nguyên Mông Cổ. Quân đội Mông Cổ được chia thành hai cánh, Thành Cát Tư Hãn dẫn phần lớn quân chủ lực Afghanistan và Bắc Ấn Độ, nhánh kia do tướng Tốc Bất Đài cùng với Triết Biệt chỉ huy tiến vào Kavkaz và Nga ảnh hưởng của vó ngựa Mông Cổ được mở rộng hơn bao giờ hết. Trên đường trở về Mông Cổ, cánh quân của Tốc Bất Đài bị liên quân Cuman - Kipchak và lực lượng lớn quân Nga Kiev lên tới 8 vạn được tập hợp từ quân đội của các vương công Nga. Tốc Bất Đài ra lệnh tấn công vào đội quân Nga Kiev, tuy đông nhưng kém phối hợp bởi sự thiếu đoàn kết của các vương công Nga, Tốc Bất Đài đã đánh tan đội quân này tại trận sông Kalka năm 1223.

 

Quân Mông Cổ tiếp tục càn quét lãnh thổ Nga và chỉ chịu dừng lại sau trận eo sông Samara, khi bị quân Volga Bulgar, do Ghabdulla Chelbir chỉ huy bị phục kích gây thiệt hại nặng nề. Các vương công Nga không còn cách nào khác ngoài lời đề nghị cầu hòa, mà thực chất là lời đầu hàng nhục nhã. Tuy họ không bị tước đi quyền lực, nhưng họ phải chịu thần phục và triều cống cho Thành Cát Tư Hãn.

Trong chiến dịch Khwarem, người Tây Hạ từ chối cung cấp quân cho Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn rất ghét kẻ bội ước, đích thân cầm quân trừng phạt Tây Hạ năm 1226. Tháng 2, ông chiếm các thành phố Hắc Thủy và Túc Châu trong mùa thu năm đó ông chiếm phủ Tây Lương. Các tướng Tây Hạ đã đánh một trận lớn với quân Mông Cổ gần dãy núi Hạ Lan Sơn quân Tây Hạ đại bại. Tháng 11, ông bao vây thành Linh Châu và vượt qua sông Hoàng Hà đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ.

Năm 1227, ông tấn công kinh đô Tây Hạ, trong tháng 2 chiếm phủ Lâm Thao. Tháng 3 chiếm quận Tây Ninh và phủ Tín Đô. Trong tháng 4 chiếm quận Đức Thuận, tướng Tây Hạ Mã Kiên Long chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày cả trong và ngoài thành. Vua Tây Hạ mới, đã chính thức đầu hàng quân Mông Cổ năm 1227 và xin nộp thành. Từ năm 1038 đến năm 1227, Tây Hạ bị diệt sau khi tồn tại 190 năm. Trước thời hạn vua Tây Hạ nộp thành vừa đúng một ngày thì Thành Cát Tư Hãn mất.

Thời bấy giờ, quân Mông Cổ là những người ham chinh phục nhất thế giới. Họ đã chiếm toàn bộ Trung Hoa, Triều Tiên, Miến Điện, Ba Tư, một phần phía nam nước Nga, các nước Tây Á và vương đến tận Đông Âu.

Điều đáng chú ý là dân số Mông Cổ khi ấy thậm chí chưa tới 2 triệu người. Do đó, thay vì số lượng, họ tập trung phát triển những chiến thuật độc đáo và kỹ năng tác chiến tinh nhuệ cho quân đội.

Người châu Âu trong cơn hoảng loạn đã nói: "Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được ở đó" Người Đức thì run rẩy: "Chúa cứu vớt chúng con khỏi con thịnh nộ của Tác-Ta Mông Cổ".

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 6 

Ở thời điểm cực thịnh, người Mông Cổ đã xây dựng một đế chế trải dài hơn 9700km với diện tích lên đến hơn 24 triệu km2, tương đương 1/6 thế giới đã rơi vào tay họ. Để chinh phục một lãnh thổ lớn như thế, người Mông Cổ đã xây dựng cho mình một đội quân thiện chiến bậc nhất với tinh thần chiến binh vượt trội so với các đội quân khác.

"Bản thân những kỵ binh Mông Cổ không mạnh bằng những hiệp sĩ của Châu Âu. Không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỵ binh Mông Cổ cùng nhau tác chiến họ là mạnh nhất. Họ giống những con sói hoang trên chiến trường sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là chiến đấu."

Vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa và rong ruổi trên các thảo nguyên rộng lớn, người Mông Cổ nổi tiếng thiện chiến, vừa cưỡi ngựa, vừa bắn cung. Bạn đồng hành không thể thiếu của họ là những con ngựa. Họ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cùng được coi là một chiến binh, một trong những thứ vũ khí không thể thiếu của người Mông Cổ. Kỷ luật và sự tuân lệnh tuyệt đối tạo nên sự khác biệt giữ những chiến binh thảo nguyên cùng các đội quân khác.

Các chiến binh Mông Cổ nổi tiếng vì có thể sống trong điều kiện hết sức khắc nghiệt hoặc chỉ cần uống sữa ngựa cầm hơi. Trong lần xâm lược Hungary năm 1241, các chiến binh "đáng sợ" này thậm chí đã đi tới 160km/ngày. Các chiến binh Mông Cổ thích ứng linh hoạt với các công trình thủy, họ đã vượt sông Sajo trong điều kiện lũ mùa xuân với 30.000 kỵ binh trong đúng một đêm trong trận Muhi (tháng 4/1241) và đánh bại Hungary Bela IV. Tương tự, trong cuộc tấn công vào các vua Hồi giáo của đế quốc Khwarezmind, quân Mông Cổ đã dùng một đội thuyền nhỏ để chặn việc rút chạy theo.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ II ảnh 7Để chuẩn bị kiến tạo nên một dân tộc siêu việt, một quốc gia trung tâm và nhằm trang bị kiến thức nền tảng về binh pháp, khả năng thao lược của một dân tộc dẫn dắt, Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ với tấm lòng Thiện Lành đã tâm huyết cẩn trọng tuyển chọn cuốn sách "Thập Nhị Binh Thư", một trong hơn 100 đầu sách quý của Tủ sách Nền tảng Đổi Đời với 12 lĩnh vực căn cốt nhất của toàn nhân loại. "Thập nhị binh thư", một bửu văn quy nạp những tinh hoa trong thuật dụng binh tự cổ chí kim, tựa như tôn chỉ để khải sanh những mãnh tướng kiêu hùng chốn sa trường. Binh thư Tôn Vũ chép rằng, "Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần" – Quân binh cũng như nước, không hình không dạng cố định; nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó để giành thắng lợi, thì đó là "dụng binh như thần"

Kết hợp với tinh thần chiến binh, nền tảng quan trọng nhất của quân đội Mông Cổ là kỷ luật dựa trên cấu trúc xã hội và sự tuân lệnh tuyệt đối. Theo nhà thám hiểm Giovanni de Pian, những người Mông Cổ "là chủng người biết nghe lệnh nhất thế giới" Người Mông Cổ không bao giờ dám nói dối và tôn trọng tuyệt đối tướng lĩnh của mình.

Những bài tập bắt buộc với lính Thành Cát Tư Hãn là điều khiển ngựa, bắn cung, đội hình tác chiến đi kèm kỷ luật được đặt ở mức cao nhất. Quân lính phải tuân thủ vô điều kiện cấp trên và đặc biệt là Hoàng đế. Nếu một người lính bỏ trốn khi giao chiến, 9 người còn lại trong đội hình sẽ bị xử tử.

Lịch sử đã cho thấy, đội kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, kỷ luật tuyệt đối, chiến thuật thông minh và có tầm nhìn thay đổi thế giới đã trở thành những chiến binh huyền thoại, thiện chiến và bất bại. Trong lịch sử, họ từng biến cả Châu Âu, Châu Á (trừ Việt Nam) thành thuộc địa bằng cuộc xâm lăng vĩ đại nhất lịch sử.

Đế chế Nguyên Mông đã xây dựng lực lượng quân đội của mình rất chuyên nghiệp trên tinh thần sáng tạo và luôn học hỏi cái mới. Ngoài những thế mạnh và kinh nghiệm sẵn có trong việc chế tạo các trang bị nhẹ, bền từ da, gân, xương thú, người Mông Cổ còn ứng dụng sáng chế nguyên lý đòn bẩy để tạo ra máy bắn đá, cách sử dụng thuốc nổ của người Trung Quốc để tạo nên ưu thế vượt trội trong mọi trận chiến.

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58