IMDB 8.7/10
VIDEO:
Codec Bitrate Description
----- ------- -----------
MPEG-H HEVC Video 51873 kbps 2160p / 24 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 4:2:0 / 10 bits / 1000nits / HDR10 / BT.2020
AUDIO:
Codec Language Bitrate Description
----- -------- ------- -----------
LPCM Audio English 2304 kbps 2.0 / 48 kHz / 2304 kbps / 24-bit
DTS-HD Master Audio English 4579 kbps 5.1 / 48 kHz / 4579 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
Dolby TrueHD/Atmos Audio English 4445 kbps 7.1+13 objects / 48 kHz / 4061 kbps / 16-bit (AC3 Core: 5.1 / 48 kHz / 384 kbps)
Dolby Digital Audio English 192 kbps 2.0 / 48 kHz / 192 kbps
Màn trình diễn vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc: Queen tại Live Aid 1985
Cách đây gần bốn thập kỷ, 1.9 tỷ khán giả toàn cầu đã cùng bật TV để đón xem một trong những sự kiện âm nhạc trực tiếp quy mô lớn nhất từng được tổ chức - buổi hòa nhạc Live Aid 1985 - với dàn nghệ sĩ tham gia bao gồm những cái tên lừng lẫy như Elton John, David Bowie, U2 hay Paul McCartney.
Đó cũng là sự kiện được đánh giá là có một-không-hai ở thời điểm đó, khi đã quy tụ được toàn bộ những ngôi sao này cho mục đích từ thiện.
Nhưng sau suốt khoảng thời gian đó, thứ khiến Live Aid 1985 vẫn được khắc sâu vào ký ức của văn hóa đại chúng và để lại dư âm tới tận ngày nay, có lẽ vẫn là màn trình diễn mê hoặc, tràn ngập cảm hứng, gây khuấy động tâm hồn của ban nhạc rock huyền thoại Queen.
Live Aid 1985 là gì?
Được tổ chức bởi nghệ sĩ và nhà hoạt động chính trị Bob Geldof, Live Aid 1985 là hai buổi hòa nhạc diễn ra cùng lúc tại London và Philadelphia, với mục đích gây quỹ từ thiện dành cho những nạn nhân của nạn đói đang hoành hành Ethiopia.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng ở thời điểm đó, Queen bị đánh giá là đã “hết thời”. Hai album nổi tiếng nhất của họ, A Night at the Opera và News of the World đã ra mắt được một thập kỷ, và bất chấp những thành công lẻ của Radio Ga Ga và I Want to Break Free, nhiều người đánh giá rằng ban nhạc rock đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp.
Không những vậy, Queen khi đó còn đang chịu những chỉ trích vì không chấp hành lời kêu gọi tẩy chay của Liên Hợp Quốc và tới biểu diễn ở Nam Phi - quốc gia đang áp dụng chính sách Apartheid. Giọng ca chính của Queen - Freddie Mercury - cũng đang phải đương đầu với những lời bàn tán độc hại về giới tính của ông.
Nhưng, như tiêu đề một bài hát nổi tiếng của ban nhạc, The Show Must Go On.
Màn trình diễn của Queen tại Live Aid 1985 đã diễn ra như thế nào?
Queen không mở hoặc hạ màn cho Live Aid 1985. Họ lựa chọn một khung giờ khá lạ lùng, 18 giờ 41 phút, khi bầu trời vẫn còn sáng, khác xa với những buổi diễn trước đây. Màn trình diễn của họ được kẹp giữa những nghệ sĩ khổng lồ khác như Elton John và David Bowie.
Trong bầu không khí trộn lẫn sự kỳ vọng và hoài nghi tại sân vận động Wembley, bốn thành viên của Queen tự tin bước ra sân khấu. Không còn những trang phục da cầu kỳ, diêm dúa của thập niên 70, họ khoác lên mình các bộ đồ trắng giản dị. Không có gì sẽ đánh lạc hướng khán giả khỏi màn trình diễn.
Và chỉ sau vài nốt piano của ca khúc Bohemian Rhapsody, Freddie Mercury và các đồng nghiệp biết rằng họ đã nắm trọn toàn bộ sự chú ý của 72.000 khán giả đang có mặt tại sân vận động.
Sau Bohemian Rhapsody là những giai điệu rộn rã của Radio Ga Ga, và khoảnh khắc ma thuật nhất diễn ra ngay sau đó. Freddie Mercury, với giọng hát trải dài bốn quãng tám đầy vi diệu của mình, cất lên những lời nhạc ứng tác. “Ay-oh. Ay-ho.” Và lần lượt, hàng vạn tiếng hát của khán đài cũng xướng theo.
Chỉ trong 30 giây, Mercury dường như kiểm soát toàn bộ 72.000 chiếc thanh quản đó, tạo nên những nốt nhạc mà về sau được mệnh danh “đã vang vọng vòng quanh Thế giới”.
Như tất cả những nghệ sĩ khác, Queen chỉ có khoảng 20 phút cho màn trình diễn của họ. Như tất cả những nghệ sĩ khác, Queen được ban tổ chức khuyến khích chơi những bản hit nổi tiếng nhất.
Nhưng khác với những đồng cấp, âm nhạc của Queen luôn được sáng tác với một sự kịch tích đầy cuốn hút, như thể được thiết kế dành riêng cho những màn trình diễn trên sân khấu. Với We Will Rock You, từng nhịp dậm chân và vỗ tay của khán giả khuếch đại quy mô của sân vận động Wembley, biến buổi biểu diễn thành một cơn địa chấn có tiết tấu.
Chính vì vậy nên khó có thể tin rằng Queen thực chất đã rất lo lắng về Live Aid. Những người có mặt tại hậu trường tiết lộ rằng bốn thành viên đã cãi vã trong sự bồn chồn, lo sợ rằng khán giả không còn quan tâm đến ban nhạc.
Những lo lắng này không phải vô căn cứ. Khác với các concert của riêng ban nhạc, những khán giả tại một festival nhiều nghệ sĩ như Live Aid không nhất thiết sẽ là fan của ban nhạc đó.
Chưa kể những ban nhạc như Queen thường kiểm soát rất tường tận mọi yếu tố của buổi biểu diễn, từ âm thanh tới ánh sáng. Ở Live Aid, đó là một thứ xa xỉ họ không được nhận. Tại buổi đêm hôm đó, những rắc rối về mặt âm thanh quả thực đã xảy ra, làm gián đoạn màn trình diễn của Paul McCartney và Led Zeppelin.
Thế nhưng tới giây phút khi Freddie Mercury trở lại chiếc đàn piano và bắt đầu cất lên những câu hát vang vọng của We Are The Champions để khép lại màn trình diễn, dường như Queen biết rằng họ đã thành công, và bài hát này chính là lời ca ăn mừng cho chiến thắng đó.
TRAILER